Quốc lộ 27, con đường đèo từ Ban Mê Thuột qua Đà Lạt là một con đường vắng, rất ít xe cộ đi qua, nhất là xe con. Vậy mà ngay từ sáng sớm hôm nay đã có một người khách lạ ghé qua quán cốc của Hà Ni và nói với cô:
- Bữa nay cô có khách đặc biệt đó!
Hà Ni đã nhìn người khách lạ rồi nhún vai nói:
- Có ma ghé thì có!
Người khách là một vị nữ nhân, tuổi trên dưới bốn mươi, cười hiền hoà rồi tiếp:
- Vậy mà có mới hay. Mà có phải cô là Hà Ni không?
Hơi ngạc nhiên về sự rành rẽ của khách, nhưng nghĩ có thể do mình làm chủ cái quán nhỏ này chắc ai đó biết tên rồi nói lại, nên cô gật đầu:
- Cháu là Hà Ni, chẳng hay cô ở đâu lại biết cháu?
Vị khách lại cười:
- Biết mà không sai là tốt rồi. Vậy cô có phiền nếu tôi ngồi nói chuyện chơi không?
Hà Ni phấn khởi:
- Quán ở đây vắng, nhiều khi cần một người khách ngồi nói chuyện còn quan trọng hơn là bán được ly cà phê! Mời cô.
Vị khách khá tự nhiên:
- Gọi tôi là Dã Quỳ. Cô Hà Ni có lạ với cái tên này không?
Hà Ni cười thoải mái:
- Dã Quỳ là hoa tiêu biểu của vùng này! Hoa mọc đầy hai bên đường, chỉ có điều…
Cô ngừng lại không dám nói tiếp, thì bất ngờ vị khách lại nối câu:
- Dã Quỳ nói lái thành quỷ già phải không?
Hà Ni xua tay:
- Cháu không có ý đó! Cháu chỉ…
- Quỷ già thì đâu đã sao! Tuổi như tôi mà bị gọi là quỷ già cũng đúng thôi! Chỉ e cở như cô mà thiên hạ gọi như vậy mới đáng ngại.
Hà Ni chợt thở dài:
- Ở mãi nơi này thì dẫu có là hoa hậu thì rồi cũng trở thành hoa Dã Quỳ hết thôi!
Nghe tiếng thở dài não ruột của cô, vị khách cũng buồn theo:
- Một người trẻ như cô mà bi quan quá là không nên!
- Thực tế nó như vậy, có lạc quan thì cũng cải thiện được gì đâu?
Hà Ni đi pha một tách cà phê khá ngon, đem lại mời khách:
- Phụ nữ mà uống nhiều cà phê là không tốt cho da, nhưng mình ở xứ này không uống thứ này thì uống gì bây giờ. Cháu không uống được rượu, nên mới cố cạn ly chất đắng này vậy!
Vị khách cười:
- Vậy thì hoa Dã Quỳ sắp tàn uống với đoá Dã Quỳ hàm tiếu!
Họ cùng cười nói vui vẻ. Khi mặt trời đứng bóng, bà Dã Quỳ đứng lên kiếu từ:
- Giờ tôi phải đi. Về tới Đà Lạt phải hơn sáu giờ, nên không thể đi trễ hơn được. Hẹn có dịp nào trở lại tôi sẽ ghé chơi và hy vọng lúc đó sẽ nhìn thấy một Hà Ni với tên gọi mới, cô Hoa Hồng chẳng hạn!
Trước khi bước ra cửa, bà còn quay lại dặn:
- Cô sắp gặp bạn rồi đó. Nhớ lời tôi nhé, đó là người sẽ…
Bà bước đi nhanh không để cho Hà Ni hỏi gì thêm. Chỉ khoảng nửa giờ sau thì có một chiếc xe tải dừng lại trước cửa quán, từ trên xe có hai người dìu một chàng trai máu me đầy người bước xuống. Họ gọi mấy ly cà phê và hỏi chủ quán xin nước để nhúng khăn lau vết thương cho người nọ.
Hà Ni vốn sợ máu, nên cô không dám nhìn, nhưng lấy một chiếc khăn sạch để họ lau và còn dặn:
- Lau xong bỏ luôn cũng được.
Chàng trai bị thương có vẻ can đảm lắm, nên tuy thương tích khá nhiều khắp người, nhưng anh ta không hề rên la tiếng nào, chỉ ngồi trân mình chịu đau. Chỉ thỉnh thoảng nhăn mặt rồi cúi đầu chịu trận..
Uống chưa hết ly nước, tài xe đã đứng dậy nói với cậu trai nhỏ tuổi hơn:
- Mày ngồi với anh ấy, tao lại đằng kia bỏ mấy món hàng xong sẽ trở lại ngay.
Anh ta ra xe và rồ máy chạy rất nhanh. Còn lại chàng trai bị thương và cậu lơ xe, Hà Ni len lén nhìn và chợt hỏi:
- Sao không đưa anh ấy đi bệnh viện chữa trị, vết thương coi bộ không nhẹ đâu!
Cậu lơ xe đáp:
- Anh này không chịu. Mà tụi tôi cũng sắp về tới Ban Mê Thuột rồi.
Ngồi thêm chừng mười phút nữa thì cậu lơ xe đứng lên đi ra ngoài, vừa nói:
- Em đi… ngoài một chút.
Và rồi cậu ta đi luôn. Mười phút, hai mươi phút, rồi hơn một giờ vẫn không thấy trở lại. Cả chiếc xe tải cũng mất hút luôn. Đến lúc này thì Hà Ni chợt hiểu.
- Họ bỏ anh ta ở lại đây!
Anh chàng bị thương vẫn không một tiếng rên la, nhưng xem chừng anh ta đã lả người, cứ chúi tới trước và đến một lúc bỗng ngã dài xuống sàn.
Hà Ni hốt hoảng:
- Kìa anh!
Cô chẳng còn cách nào hơn, đành phải cúi xuống đỡ anh chàng dậy và chợt phát hiện ra có một mảnh giấy nhỏ rơi ra từ túi áo anh chàng. Không định đọc, nhưng bỗng nhìn thấy tên mình trên đầu mảnh giấy, nên cô tò mò:
“Cô Hà Ni! Nhớ tôi nói đây là khách của cô. Nếu không muốn làm một thứ… quỷ già như tôi, thì hãy chấp nhận anh ta và chăm sóc cho cẩn thận. Có lúc gặp lại. Hoa Dã Quỳ.”
Hà Ni ngẩn ngơ một lúc, đến khi thấy anh chàng cứ nấc lên và ưởn người như lên cơn, cô chẳng còn cách nào khác, phải dùng hết sức bế xốc anh ta dậy, kéo lê vào phòng mình. Bởi trong quán chỉ có chiếc giường ngủ của cô là nơi duy nhất có thể ngả lưng.
Đặt anh chàng xuống giường, vừa định quay ngoài thì bất chợt bàn tay anh ta nắm chặt tay Hà Ni, khiến cô hốt hoảng:
- Kìa, sao anh…
Nhưng lúc nhìn lại thấy mắt anh ta hầu như hết thần, Hà Ni không đành gỡ tay ra, mà chỉ nhẹ nhàng ngồi xuống và chờ một lúc. Khi thấy bàn tay anh ta lơi ra, Hà Ni mới rút tay về, nhưng cũng chưa vội đứng lên. Đến lúc này cô mới có dịp nhìn kỹ anh chàng.
Anh ta còn khá trẻ, khuôn mặt thanh tú, không có chút gì là của dân nhà xe hay làm nghề rừng như hầu hết thanh niên xứ này.
- Anh ta là một người xứ khác? – Cô tự hỏi.
Từ đó cho tới chiều anh chàng nằm yên như hôn mê, nhưng Hà Ni len lén sờ thử trán thấy nhiệt độ vẫn bình thường thì yên tâm. Khi trời tối thì cô gái sống một mình này lại bắt đầu lo. Làm sao để anh ta ở lại đây được, khi ban đêm cô chỉ có một mình? Vả lại…
Định báo cho mấy người hàng xóm biết, nhưng do dự mãi, cuối cùng Hà Ni chọn giải pháp giữ im lặng. Cô hy vọng anh ta se tỉnh lại, và sáng mai nếu chiếc xe kia không trở lại thi cô sẽ tìm cách gửi anh ta về Ban Mê Thuột. Như thế ít ra lòng cô gái nhân hậu này cũng đở ray rứt…
Đến nửa đêm hôm đó…
Trong lúc Hà Ni chuyển ra ngoài quầy hàng ngủ tạm thì anh chàng vẫn nằm yên trên giường của cô.
Đến khoảng 1 giờ sáng, khi thức dậy đi ra sau bếp thì Hà Ni giật mình khi thấy trên giường trống không. Anh chàng đã biến đâu mất…
Cửa sau vẫn còn chốt bên trong, cả cửa trước cũng thế, vậy anh ta đi đâu được?
° ° °
Việc anh chàng biến mất vào nửa đêm rồi xuất hiện vào sáng sớm hôm sau đã làm cho Hà Ni sửng sốt.
Lúc tối sau khi tìm kiếm khắp nơi không thấy người khách bị thương nặng, Hà Ni đã lên giường nằm ngủ lại, với ý nghĩ là sẽ tìm hiểu kỹ lại vào sáng hôm sau. Vậy mà khi vừa choàng tỉnh lại thì bàn tay của Hà Ni đã chạm phải một người nào đó ngay cạnh mình trên giường!
- Ai?
Câu hỏi của Hà Ni vừa cất lên thì bàn tay người nọ đã quàng qua ngực cô và giữ yên ở đó. Lúc này cô mới định thần, thay vì bật ngay dậy và hét lên, thì linh tính báo cho Hà Ni biết tốt hơn là cô nên giữ im lặng… Bởi người đang ôm cô chính là… anh chàng bị thương lúc nãy.
Và thay vì lên tiếng hỏi, Hà Ni lại nằm im, cố giữ để anh ta không giật mình.
Một lúc lâu, thấy anh ta không có cử động gì, nghĩ là anh ta đã ngủ say, Hà Ni mới từ từ gỡ tay anh ta ra và nhẹ nhàng bước xuống giường.
Trời đã sáng hẳn, nên bây giờ cô có thể nhìn rõ được mặt anh chàng hơn.
Anh ta ngủ chẳng khác một đứa trẻ, gương mặt nửa trẻ thơ nửa người lớn.
Mấy vết thương trên mặt đã khô và trả lại một phần trán và má bên phải vẻ phẳng phiu, ưa nhìn của một chàng trai thành thị!
Hà Ni đánh bạo gọi khe khẽ:
- Anh gì ơi! Anh…
Bất chợt anh ta bật ngồi dậy và lên tiếng:
- Xin lỗi đã làm cho cô sợ!
Hà Ni lúc này mới hốt hoảng, đứng bật dậy khỏi giường:
- Anh… anh biến đi đâu rồi xuất hiện lại như ma vậy? Sao anh dám… dám lên nằm trên giường tôi?
- Tôi đã xin lỗi rồi, nếu cần, tôi sẽ xin lỗi lần nữa. Việc tôi nằm trên giường là do cô mà!
Hà Ni nghiêm giọng:
- Lúc đầu thấy anh bị thương nặng quá nên tôi cho vào giường nằm, bởi nhà chỉ có chiếc giường duy nhất. Còn khi không thấy anh, tôi đã trở lại giường của mình để ngủ. Sao khi trở lại anh cũng leo lên nằm chung là ý gì? Anh nên nhớ tôi là gái chưa chồng, anh làm như vậy…
Anh chàng cười trên đôi môi héo hắt:
- Chết duyên con gái! Tôi vạn lần tạ lỗi và chấp nhận bị trừng phạt. Phạt gì cũng được, tuỳ cô.
- Tôi chỉ muốn…
Hà Ni đưa tay sờ lên ngực, nơi bị bàn tay của anh ta đặt lên lúc nãy. Hình như hiểu ý, anh ta nhẹ giọng:
- Tôi vô tình. Chắc cô cũng không nở trách một người trong trạng thái gần kề vôi cái chết chứ?
Hà Ni nghe cách anh ta nói chuyện thì đã xác định rõ, anh chàng chính là người thành thị, miệng dẻo nhưng vẫn có chút gì đó thật thà. Và điều này đã khiến cho cô không truy hỏi nữa, mà chỉ nhìn kỹ anh ta để dò xét thêm.
- Sao cô lại leo lên giường nằm chung với tôi, không sợ sao?
Hà Ni bây giờ mới la lên:
- Ai nằm chung với anh? Giường của người ta, anh leo lên đại thì có.
- Nhưng cô đã nhường cho tôi rồi, sao nửa đêm lại vào nằm, làm tôi tưởng…
- Anh thật sự không nhớ là nửa đêm đã bỏ đi đâu mà tôi tìm kiếm khắp nơi không thấy?
- Tôi vẫn nằm ở đây mà!
- Không có! Hay anh là… ma?
Không ngờ anh chàng lại gật đầu:
- Cũng có thể là ma lắm. Bởi nếu không phải ma sao tôi đang ở Sài Gòn, đang sắp lấy vợ thì lại nằm ở đây?
Cách nói ởm ờ của anh ta khiến cho Hà Ni tò mò hỏi thêm:
- Anh nói sao, anh không phải là người đi chung xe với mấy người trên xe tải chở hàng sao?
Anh chàng ngơ ngác:
- Xe tải nào?
- Chiếc xe chở hàng từ Đà Lạt chạy về đây. Trên xe có tài xế, một cậu lơ xe và… anh. Họ đem anh trong tình trạng thương tích đầy người vào đây rồi bỏ trốn hết, để mình tôi lãnh của nợ!
Anh chàng lẩm bẩm:
- Sao như vậy được? Tôi đang đi với cô ấy đó mà? Tôi đang…
Hà Ni ngỡ anh ta đóng kịch, nên nghiêm giọng hỏi:
- Anh nói sắp lấy vợ mà còn đang đi với cô nào nữa?
- Thì là cô ấy! Chúng tôi đang chở nhau đi sắm đồ cưới, chẳng hiểu sao lại bị như thế này?
Nhìn nét mặt thất thần của anh ta, Hà Ni nhẹ giọng:
- Lúc họ bỏ anh lên xe, anh có biết gì không?
- Xe nào?
- Thì chiếc xe tải chở anh tới đây!
Anh chàng lắc đầu:
- Tôi không hề biết gì… Cũng chẳng hiểu sao, tôi hoàn toàn không nhớ gì hết? Vậy Ngọc Lan ở đâu?
- Ngọc Lan là vợ chưa cưới của anh phải không?
- Chính là cô ấy!
- Anh tìm chiếc xe tải đó mà hỏi? Có thể lúc anh chở cô ấy đi đường, bị chiếc xe ấy tông phải rồi họ bỏ anh lên xe chở đi, còn cô kia thì chắc đã chết, nên họ vứt xác ở đâu đó.
Nghe Hà Ni nói y như thật, anh chàng bắt đầu hốt hoảng nói:
- Có đúng như vậy không?
Hà Ni phải bật cười:
- Sao anh lại hỏi tôi? Chuyện đó…
Anh chàng như cố nhớ lại, nhưng hình như đầu óc anh ta không vận hành theo ý muốn, nên lúc nhớ lúc không, vừa muốn nói thì lại thừ người ra. Hà Ni phải trấn an:
- Được rồi, anh nghỉ ngơi đi rồi sẽ nhớ.
Cô vừa bước vào trong thì chợt anh chàng nhớ ra, kêu lên:
- Phải rồi, cô ấy ở dưới cái hố sâu!
Hà Ni chỉ ra ngoài, nơi có một cái vực sau nhà, hỏi:
- Có phải giống như vậy không?
Anh chàng nhìn và tỏ ra sợ hãi:
- Đúng rồi! Cô ấy… cô ấy…
Sợ anh ta không kiềm chế được, nên Hà Ni phải giải thích:
- Giống chỗ này thôi, chứ không phải đây!
Đợi cho anh ta bình tâm lại phần nào rồi Hà Ni mới hỏi:
- Tên anh là gì?
- Phong. Người ta gọi cặp đôi chúng tôi là loài hoa rừng đẹp nhất: Hoa Phong Lan.
- Vậy là anh đã tỉnh táo hoàn toàn rồi. Anh cố nhớ lại xem, có đúng là cô ấy đã chết không?
- Cô nào?
- Thì vợ hay người yêu của anh. Cô Lan gì đó?
Anh chàng bật dậy, một lần nữa ngơ ngác nhìn quanh lồi lẩm bẩm:
- Phải rồi, cô ấy ở ngoài kia…
Rồi bất ngờ, anh vụt phóng khỏi giường và cầm đầu chạy như bay ra ngoài. Không kịp ngăn lại, Hà Ni chỉ gọi với theo:
- Anh đừng ra đó, có cái vực sâu!
Nhưng không còn kịp nữa, chỉ trong nháy mắt thì bóng của Phong đã mất hút… Hà Ni hối hận đã nói linh tinh khiến cho anh chàng kích động. Lần này không biết có giống như lúc nãy, liệu anh ta có trở lại không?
Tuy là người đã sống ở vùng này lâu nay, nhưng Hà Ni cũng chưa hề đi xuống phía vực sâu nên cô không thể hình dung nổi là bên dưới ra sao và liệu Phong xuống đó rồi có chuyện gì xảy ra? Cô bước tới một gốc cây bên bờ vực, đưa mắt nhìn xuống bên dưới và chợt rùng mình. Nó sâu thăm thẳm và cô chợt nghe lạnh sống lưng. Rồi bỗng dưng cô cất tiếng gọi thật to:
- Anh Phong ơi!
Chỉ có tiếng vọng từ chính giọng của cô dội lại, chứ hoàn toàn không có ai đáp. Sững sờ một lúc khá lâu, Hà Ni lững thững đi trở vào nhà. Cô lo lắng cho sự an nguy của anh chàng xa lạ kia một phần, nhưng chính cô cũng lấy làm lạ là trong lòng mình lại có điều gì đó rộn lên kỳ lạ, khó giải thích.
Khi vào tới nhà, bỗng dưng Hà Ni đánh hơi có gì đó bất thường bên trong.
Cô buột miệng kêu khẽ:
- Ai trong nhà nhỉ?
Sở dĩ cô tự hỏi như vậy là do cái mũi thính nhạy của cô vừa phát hiện ra một mùi hương rất lạ của một ai đó.
Không lên tiếng hỏi, Hà Ni nhẹ bước đi thẳng vào phòng ngủ và sững lại khi nhìn thấy có một người nằm im, cả thân thể phủ kín trong chiếc mền, chỉ ló ra phần trên.
Vừa nhìn đã thấy mái tóc dài phủ qua mặt gối, Hà Ni đã kêu lên:
- Ai vậy? Cô là…
Người nằm đó đúng là một nữ nhân, nghe tiếng hỏi lớn của Ni, cô ta trở mình, quay mặt ra và rên khẽ mấy tiếng. Hà Ni hốt hoảng khi phát hiện ra trên gương mặt xinh xắn của cô ta dính đầy những máu.
- Trời ơi! Sao… sao vậy?
Ni quên cảnh giác, đã bước nhanh tới bên người khách lạ và đưa tay tốc mền ra, vừa lúc kêu lên thất thanh:
- Bớ!
Tiếng kêu của Hà Ni bị nghẹn lại, bởi lúc ấy cô lảo đảo và ngã phịch xuống đất. Trước mặt cô, nửa phần thân thể của người kia chỉ là… bộ xương trơ ra!
- Trời ơi… cứu… cứu!
Hà Ni không còn kiểm soát được mình nữa, cô muốn thoát chạy, nhưng tay chân hoàn toàn không còn cử động được, như bị điểm huyệt.
Trong khi cô lịm đi thì nửa thân người của cô gái kia từ từ cử động và nhẹ nhàng rời khỏi giường, không màng tới Ni đang nằm dưới đất.
Một cơn mưa trái mùa đột ngột trút xuống, lùa gió lạnh buốt xương qua cửa sổ vào nhà, và chỉ trong phút chốc, toàn gian nhà như chìm trong màn tối âm u.
Tuấn đỗ xe ngay trước quán, gọi to vào trong:
- Hà Ni ơi, anh về tới nè!
Bên trong quán có người bước ra, đó là Hà Ni, nhưng khi nhìn thấy Tuấn, cô vẫn dửng dưng như không, chỉ đưa mắt nhìn như nhìn khách lạ vào quán.
Tuấn ngạc nhiên, nhưng vẫn lên tiếng tiếp:
- Em sao vậy, cách có mấy thước mà nhìn cũng không ra anh sao?
Hà Ni vẫn trơ mắt nhìn, đến nỗi một người khách đang ngồi trong quán vốn quen biết với Tuấn lên tiếng:
- Người yêu về mà nhận cũng không ra, đúng là bữa nay cô Hà Ni này đầu óc sao ấy!
Rồi anh ta quay ra nói vớt Tuấn:
- Từ sáng đến giờ vào uống cà phê mà cô này lơ đãng sao ấy. Như là người mất hồn vậy!
Tuấn lo lắng nhìn người yêu:
- Em có bệnh gì không vậy Hà Ni? Coi sắc mặt em kìa, xanh rờn…
Hà Ni văn không nói gì, nhưng khi Tuấn bước đến gần hơn thì cô bất ngờ đưa tay cấu vào đùi anh ta một cái đau điếng. Tuấn suýt kêu lên nhưng kịp kiềm chế được, anh đoán chắc có nguyên nhân gì đó, nên bước nhanh vào nhà trong.
Ni đi theo, lúc này cô mới nhanh chóng đóng sầm cửa lại và thật bất ngờ, đưa tay đẩy mạnh một cái. Tuấn không kịp đề phòng, nên bị ngã ngửa lên giường.
Anh chàng chưa kịp lên tiếng, đã bị một bàn tay của Hà Ni bịt chặt ở miệng và đành phải im lặng…
Trong mơ hồ, Tuấn nhớ là mình bị người yêu nhảy đè lên người, và anh còn ráng sức thốt lên:
- Em… em làm anh cứ tưởng… thì ra là… là…
Rồi Tuấn hầu như không còn, hay đúng hơn là không muốn vùng vẫy nữa, anh chấp nhận để cho người yêu muốn làm gì thì làm…
Nửa giờ sau…
Người xuất hiện trở lại ở gian khách đang ngồi uống cà phê là Tuấn chứ không phải Hà Ni. Vị khách quen lúc nãy rất tâm lý, lên tiếng:
- Vắng nhà lâu ngày nên bị bà xã phạt phải không? Mà xem ra cô ấy cũng không khoẻ lắm đâu, ông liệu mà vừa phải tối nay nhé, không khéo…
Anh ta nói xong trả tiền cà phê và bước ra ngoài. Chỉ một lát sau, bỗng có người chạy lại hớt hải báo tin:
- Cái người vừa ra khỏi quán chẳng hiểu sao tự nhiên chúi nhủi đầu xuống đất miệng hộc máu và nằm một đống ngoài kia kìa!
Vài người nữa đổ xô chạy đến, Tuấn cũng đi theo, nhưng lát sau anh trở lại, lúc ấy đã thấy Hà Ni đứng trong quán, anh nói như lời báo cáo:
- Anh ta bị trúng gió chắc!
Hà Ni vẫn bình thản:
- Việc gì cũng có cái giá của nó.
Tuấn hình như muốn hỏi lại, nhưng xem chừng anh ngại, nên sau đó chỉ lẳng lặng giúp người yêu dọn dẹp trong quán, không nói năng gì.
Cho đến khi từ ngoài có một chiếc xe hơi cũ vừa đậu lại, từ trên xe bước xuống một người đàn ông lớn tuổi, mà vừa thoạt trông thấy Hà Ni đã kêu lên:
- Chính là cô sao!
Người phụ nữ lớn tuổi hôm trước đã ghé quán. Bà ta nhìn sang Tuấn và chẳng cần giữ ý, đã nói ngay:
- Cậu này đâu phải là người cô mong đợi phải không?
Câu hỏi khiến cho Tuấn ngẩng mặt lên nhìn, nhưng Hà Ni thì vẫn không chút lo lắng, đáp nhanh:
- Giữa chốn thâm sơn cùng cốc này, có đàn ông là quý rồi, còn chọn ai vớt ai nữa!
Cô vừa nói vừa bước lại gần và quàng tay qua vai Tuấn, giới thiệu:
- Đây là Tuấn, người yêu của cháu, lâu nay đi làm ăn xa nay mới về.
Người phụ nữ tên Dã Quỳ chợt nghiêm sắc mặt lại:
- Hai người đừng có diễn trò trước mặt tôi! Hà Ni và anh chàng tên Phong đâu?
Câu hỏi bất ngờ của bà khiến cả Hà Ni cũng phải lúng túng còn anh chàng tên Tuấn thì vừa run vừa lùi lại sau như sắp bỏ chạy. Bà Dã Quỳ hét lớn:
- Đứng yên đó!
Nhưng anh chàng đã kịp phóng qua hàng rào thấp bên hông nhà và mất hút bên ngoài. Còn lại Hà Ni đang lúng túng thì đã bị bà Dã Quỳ chụp tay, bà đanh giọng:
- Các người tính làm gì? Cậu ấy đâu?
Hà Ni run lẩy bẩy:
- Anh… anh ta…
Rồi bất chợt cô chỉ ra ngoài chỗ vực sâu, nói nhanh:
- Ở dưới đó!
Bề ngoài xem ra vẻ chậm chạp, vậy mà khi ra tay thì bà Dã Quỳ thật nhanh, bà khoá chặt tay của cô gái, rít lên:
- Nếu không đưa anh ta lên thì đừng hòng sống với tao!
Động tác khoá tay đó có lẽ quá mạnh, nên Hà Ni kêu lên đau đớn:
- Ui da! Để… để con nói…
Cô ta được bà buông ra, vừa định bước đi thì đã bị gọi giật lại:
- Trên người của cô bây giờ đã bị ta điểm huyệt, đừng hòng tính chuyện tẩu thoát. Khôn hồn thì mau đưa anh chàng tên Phong đó về đây!
Hà Ni đi rồi. bà Dã Quỳ mới quay lại phân trần với người khách duy nhất còn lại trong quán:
- Ở chốn vắng vẻ này xưa nay vốn bình yên, nhưng bây giờ đã không còn được như vậy nữa rồi. Ông thấy đó, cô gái lúc vừa rồi đâu phải là một con người bình thường… cô ta…
Vị khách đó là một người đàn ông trung niên, nãy giờ hầu như không màng tới cuộc đôi co giữa hai người, giờ nghe hỏi mới quay lại từ tốn nói:
- Thì chính bà đã đem lại điều bất ổn đó thôi!
Người đàn bà giật mình:
- Ông… ông nói thế…
Người đàn ông vẫn không nhìn vào bà Dã Quỳ, nói tiếp:
- Thì chính bà đã gây ra cái chết cho họ, khiến họ thành như vậy mà còn trách ai?
Ông nói vừa xong thì vội bước ra ngoài. Bà Dã Quỳ hốt hoảng thấy rõ, bà vội chạy theo gọi lớn:
- Kìa, ông!
Nhưng người đàn ông đã như cái bóng, biến mất ngay khi vừa ra tới đường lộ. Bà Dã Quỳ ngẩn ngơ một lúc, khi bước trở vào thì đã thấy một người nằm im dưới sàn nhà. Người ấy là anh chàng Phong.
Chẳng hề ngạc nhiên, bà Dã Quỳ đưa tay sờ lên trán anh chàng, rồi chép miệng:
- Cũng còn may.
Phong vẫn còn sống, nên sau đó vài giây, anh ta trở nhẹ người rồi mở mắt ra, ngơ ngác:
- Tôi… tôi đang ở đâu?
- Cậu không phải lo, đây là nơi cậu được cứu sống. Cậu nhớ cô chủ quán Hà Ni không?
Được đánh thức cơn mê. Phong ngơ ngác:
- Cô ấy đâu rồi?
Đưa tay chỉ vào trong nhà:
- Nơi cậu đã nằm hồi đêm qua.
Phong không hỏi thêm, bật ngay dậy rồi bước nhanh vào trong nhà. Cũng vừa lúc ấy Hà Ni bước ra. Cô như vừa thức dậy sau giấc ngủ dài, sững sờ khi nhìn thấy Phong:
- Anh… anh…
Bà Dã Quỳ phải lên tiếng:
- Nếu tôi trở lại không kịp thì hai người đã chết rồi! Tôi kể tóm tắt cho nghe: Hai người đã bị oan hồn của một ma nữ hãm hại, nó khiến cho cậu Phong này đi xuống vực sâu và nó nhập hồn vào Hà Ni, khiến cho cô suýt nữa đã hại thêm một người thanh niên vô tội. Anh chàng Tuấn vốn là một thợ chụp ảnh thường qua lại tuyến đường này và từng đem lòng thương cô chủ quán đây. Nó bắt hồn anh chàng ấy, định biến anh ta thành một cặp đôi để cùng với nó tiếp tục gây thêm những thảm cảnh. Cũng may…
Bây giờ hai người mới nhận ra. Hà Ni lúc này hoàn toàn khác một Hà Ni lúc nãy, cô ngượng ngùng nhìn Phong:
- Anh đã…
Phong đáp:
- Tôi cũng không biết nữa! Tôi cũng mới tỉnh lại đấy thôi.
- Em cũng…
Hà Ni vừa nhìn ra nhà ngoài thì ngạc nhiên:
- Bà ấy đâu rồi?
Biết cô hỏi bà Dã Quỳ, Phong nhìn ra và nói:
- Bà ấy mới vừa ở đây.
Nhưng khi họ trở ra ngoài thì chẳng còn thấy bà ấy đâu Hà Ni ngạc nhiên:
- Em mới nghe tiếng của bà đây mà.
Khi đó, người đàn ông bỏ đi đột ngột lúc nãy lại hiện diện, ông ta đặt một nhánh hoa dã quỳ nằm dưới đất và bảo:
- Bà ấy đây. Cô chủ quán nhớ tên bà ta không?
Hà Ni gật đầu đáp:
- Dạ nhớ, bà Dã Quỳ. Ông là…
Người đàn ông không đáp, mà vừa nói vừa bước trở ra ngoài:
- Bà ta không phải là người xấu, nhưng nếu không tìm gặp lại bà ấy thì chuyện rắc rối sẽ còn dài đấy!
Ông ta cũng biến rất nhanh như lúc tới. Hà Ni hoang mang:
- Sao toàn những chuyện gì đâu không vậy anh?
Phong lắc đầu:
- Tôi không hiểu! Nhưng vừa chợt nhớ lại chuyện của mình. Tôi nhớ tới Lan, khi cô ấy bị tai nạn…
Đầu của Phong đau nhói khi nhắc tới chuyện ấy. Anh vừa ôm đầu vừa rên rỉ:
- Tôi không chịu nổi… Tôi chết mất!
Hà Ni hốt hoảng:
- Anh bị sao vậy? Anh… anh.
Cô hốt hoảng nhưng cũng chẳng biết làm sao. Trong lúc luống cuống, chẳng hiểu sao cô lại chụp cái hoa dã quỳ còn nằm dưới đất đưa cho Phong, Đó là hành động vô ý thức, vậy mà lạ lùng thay, nó lại có hiệu quả tức thời. Phong tỉnh táo hẳn và ngơ ngác:
- Tôi hết đau rồi. Hay là…
Anh chợt nghe văng vẳng tiếng ai đó từ trong đoá hoa phát ra:
- Hãy tới thôn Ea Rya mà tìm người chủ bông hoa này…
Phong nhìn sang Hà Ni hỏi:
- Ai vừa nói vậy?
- Ai nói gì đâu, em không nghe!
Tiếng nói lại vang lên rất khẽ, chỉ đủ cho mình Phong nghe:
- Đi ngay đi và nhớ là đừng rời hoa dã quỳ ra khỏi tay. Nhớ đấy!
Lần này cũng chỉ mình Phong nghe, anh phải nói lại cho Hà Ni nghe nội dung câu nói và hỏi:
- Ai vậy?
Hà Ni lặng người đi:
- Em cũng không biết…
Phong nhớ lại lời người đàn ông nói lúc nãy, anh hốt hoảng:
- Mình phải tìm người đàn bà có tên là Dã Quỳ này sao? Bà ấy…
Vô tình trong lúc nói chuyện, Phong để hoa dã quỳ rơi khỏi tay, lập tức cơn đau lại nhói lên dữ dội. Thấy anh ta lảo đảo, Hà Ni vội chụp lấy vai và kêu lên:
- Anh sao vậy?
Phong sợ Hà Ni giẫm phải bông hoa, anh muốn cúi xuống nhặt lên, nhưng vừa cúi người thì ngã sấp luôn xuống sàn nhà. Cũng may khi ngã anh lại nằm đè lên đoá dã quỳ, nhờ vậy Phong lại tỉnh táo.
Lúc này Hà Ni chợt nhớ ra, cô bảo:
- Anh không được rời bông hoa này ra.
Phong hỏi:
- Thôn Ea Rya ở đâu?
- Em cũng không biết, nhưng chắc hỏi thì có người chỉ cho.
Đóng vội cửa quán, Hà Ni giục:
- Mình đi ngay cho kịp!
Gọi một chiếc xe thồ, cô hỏi:
- Anh biết thôn Ea Rya không?
Anh chàng chạy xe đáp ngay:
- Thôn ấy cách đây khoảng chục cây số, cô tìm ai ở đó nói đi, tôi rành thôn ấy lắm vì tôi cũng là người ở đó mà.
- Vậy anh có biết một bà có tên là Dã Quỳ không?
Anh chàng lái xe giật mình:
- Bà Lang Leng? Mà cô tìm bà ta làm gì?
Đến phiên Hà Ni ngạc nhiên:
- Lang Leng là ai?
- Đó là tên riêng của bà mà cô gọi là Dã Quỳ đó. Bà ấy là người cùng thôn với tôi mà. Ở thôn người ta chỉ quen gọi bà ta là bà Leng thôi. Nhưng mà…
Anh ta bỗng nhìn Hà Ni với ánh mắt không bình thường và định nói gì đó nhưng không kịp, bởi lúc ấy cô nàng đã đỡ Phong trong tình trạng đang suy sụp lên xe, cô ngồi kèm phía sau và giục:
- Anh đưa tụi tôi đi ngay đi!
Anh chàng kia đành phải rồ máy xe. Trên đường đi, anh ta hỏi:
- Cô tìm bà ấy có chuyện gì?
Rồi không đợi cho cô đáp, anh ta quay lại nhìn Phong, hỏi:
- Anh này có phải bị bệnh đau đầu không?
Ni giật mình:
- Sao anh biết?
Anh ta chưa kịp đáp thì do phải tránh một chiếc xe ngược chiều chạy áp sát, nên ngưng ngang câu chuyện. Đến khi tránh được rồi thì anh ta lại chuyển sang đề tài khác:
- Đoạn đường này xảy ra tai nạn hoài, như chuyện vừa rồi đó…
Câu nói vô tình khơi gợi đúng nỗi đau của Phong, anh nói liền:
- Vợ tôi cũng bị một chiếc xe như vậy…
Anh nói chưa hết câu thì đột nhiên ngưng bặt, như có một vật gì đó chặn ngang cổ họng. Ngồi cạnh, Hà Ni phát hiện ra điều ấy nên hỏi nhanh:
- Anh bị sao vậy?
Phong không đáp được mà chỉ đưa tay ra dấu. Hà Ni càng hốt hoảng hơn:
- Anh chạy nhanh lên! Đừng nói chuyện nữa. Anh bạn tôi đang gặp nguy.
Anh chàng lái xe do vậy không thể nói tiếp điều đang muốn nói. Gần hai chục phút sau đã tới thôn Ea Rya, anh ta dừng xe trước một ngôi nhà sàn và bảo:
- Nhà của bà Leng đó.
Dặn anh ta chờ đó, Hà Ni dìu Phong leo lên thang. Khi bước vào nhà đã gặp ngay một cô gái trẻ đang ngồi dệt thổ cẩm, Hà Ni vội hỏi:
- Có bà Dã Quỳ ở nhà không cô?
Cô gái giương mắt nhìn khách như không hiểu. Hà Ni chợt nhớ ra, cô hỏi lại:
- Tôi muốn hỏi bà Leng!
Bấy giờ cô gái mới đáp:
- Không có!
- Bà đi vắng chừng nào về?
- Không về!
Thấy cách đáp cộc lốc của cô ta Hà Ni hơi bực, nhưng chợt nhớ đấy là một cô gái người thiểu số, nên cô dịu giọng hỏi lại:
- Tôi có việc cần kíp, muốn gặp bà Leng. Xin cô giúp cho…
Cô gái lắc đầu:
- Bà ấy chết rồi còn đâu mà gặp!
Hà Ni giật bắn người:
- Cô nói sao? Bà Dã Quỳ… Bà Leng đã chết ư?
Cô ta chỉ tay ra ngoài đường lộ nói gọn lỏn:
- Ra ngoài kia mà nhìn xuống hố sâu, má tôi ở đó!
Phong đang trong tình trạng choáng váng, vậy mà khi nghe câu nói, anh đã hỏi liền:
- Bà ấy cũng bị tai nạn xe ư?
Vừa lúc ấy anh chàng lái xe thồ cũng vừa bước lên, anh ta lên tiếng:
- Lúc nãy tôi định kể mà chưa kịp. Bà Leng đã chết cách nay hơn một năm rồi. Bị một chiếc xe tải đụng phải, hất bà ấy văng xuống vực sâu rồi bỏ chạy luôn. Bởi vậy từ ấy bà thường hiện hồn về chặn mấy chiếc xe chạy ẩu để cảnh báo. Bà là một hồn ma giúp người chứ không hại người. Cách nay mấy bữa, tôi nhìn thấy một chiếc xe tải chạy như điên qua khu vực này, bỗng nhiên dừng lại, rồi cả tài xe và lơ xe đều nhảy xuống quỳ giữa đường lạy như tế sao vừa van xin mà chẳng biết là xin ai. Tới khi họ đi rồi tôi mới nhìn thấy ở bên đường có một bó hoa dã quỳ còn tươi nằm ở đó, tôi đoán…
Hà Ni vụt nói:
- Bà Dã Quỳ!
Anh ta gật đầu:
- Đúng là bà ấy!
Hà Ni lo lắng nói:
- Thì ra mấy lần bà ấy xuất hiện đều là.. hồn ma!
Rồi cô quay sang Phong:
- Anh nghe giọng nói bí hiểm từ trong đoá hoa dã quỳ có phải là bà ấy không?
Phong gật:
- Đúng vậy. Do đó, lúc nãy khi nhìn thấy cậu đây cầm trên tay đoá hoa dã quỳ tôi đã có ý nghi ngờ. Có phải là cậu gặp bà Leng không?
Không tiện nói hết ra, Phong chỉ đáp:
- Bà ấy giúp tôi…
Còn Hà Ni thì lại nói:
- Có một người chỉ cho chúng tôi tới đây. Người đàn ông…
Không ngờ anh lái xe kêu lên:
- Ông thầy người Tàu từ Đà Lạt lên phải không?
Hà Ni lắc đầu:
- Tôi không biết, chỉ gặp ông ghé quán một lần, ông ấy cho địa chỉ để tới đây rồi đi luôn, không biết gốc tích, tên tuổi.
Tỏ ra rành sẽ việc, anh ta nói thêm:
- Đã nhiều lần ông thầy đó tìm về đây, hình như lúc đầu để trừ khử oan hồn của bà Leng, nhưng sau này lại nghe nói ông ta luôn ủng hộ bà ta, mỗi khi có đụng độ giữa bà Leng với ai đó…
Phong ngạc nhiên:
- Sao lại có chuyện đụng độ? Bộ có nhiều người muốn trừ khử bà ấy sao?
- Tôi không rõ lắm… Nhưng xem ra đây là chuyện giữa các oan hồn với nhau. Tôi chạy xe thồ khắp khu này nên đã nhiều lần chứng kiến cảnh ông thầy Tàu đó ngồi bên đường đốt nhang cúng, mà lần nào cũng có những bông hoa dã quỳ cạnh nén nhang. Trong thuật làm phép, theo tôi biết khi muốn giúp ai thì người ta hoặc là đặt ảnh hoặc biểu trưng của vong hồn người đó cạnh nén nhang. Ông ấy không cúng để độ cho bà Leng thì đặt những bông hoa dã quỳ làm gì ở đó?
Hà Ni lẩm bẩm:
- Cũng lạ…
Lúc ấy, đột nhiên Phong ngã sóng soài trên sàn nhà. Trong lúc Hà Ni hốt hoảng thì cô gái con chủ nhà lúc nãy bước trở ra, cô ta cầm trên tay một đoá hoa dã quỳ khác, hoa đã phơi khô, đặt lên ngực Phong, vừa bảo:
- Cái này dễ giữ bên mình hơn. Xong rồi về đi.
Chưa ai kịp hỏi gì thì lại một lần nữa cô ta biến mất vào trong. Hà Ni gọi với theo:
- Cô ơi!
Anh chàng lái xe thồ bảo:
- Người thiểu số không biết nói nhiều. Cô ấy nói như vậy là xong rồi, cô cứ đưa cậu ấy về đi. Coi kìa, cậu ấy đã tỉnh táo như thường rồi.
Phong tự đứng lên và nói như chưa có gì xảy ra:
- Mình về! Cám ơn cô Hà Ni.
Rồi quay sang người lái xe, bảo:
- Anh cho tôi ra ngoài chợ, tôi sẽ xuống ở đó, còn anh đưa cô này về quán.
Hà Ni phản đối:
- Không được! Anh chưa thể tự đi, phải về quán nằm nghỉ, lúc nào khoẻ hẳn hay. Vả lại, anh còn chưa rõ chuyện đã xảy ra với mình mà.
Phong vẫn cương quyết:
- Cứ như vậy đi.
Anh lái xe thồ làm đúng như lời, ra ngoài anh ta còn nhiệt tình chở Phong tới giao cho một bạn đồng nghiệp rồi dặn:
- Cậu này cần đi đâu anh cứ chở, rồi nhớ chở về lại quán cô Hà Ni này.
Hà Ni không an tâm, cô cũng chẳng hiểu sao như vậy, bởi giữa cô với anh chàng chưa hề có ràng buộc gì với nhau cả. Đến khi xe thồ chở cô về tới quán mà Hà Ni vẫn còn ngẩn ngơ, lo lắng..
Anh lái xe nghĩ Hà Ni lo cho người yêu nên chen vào nói:
- Anh ta chẳng đi đâu xa cả, lúc nãy tôi nghe lỏm được biết anh ta bảo xe thồ chạy tới dốc Đầu Voi. Chỗ mới xảy ra tai nạn chết hai người cách đây mấy ngày. Chắc là đi tìm tin tức người thân…
Câu nói của anh ta lạt khiến Hà Ni càng thêm lo:
- Chỗ đó xảy ra tại nạn sao? Ở đó…
- Nơi ấy là một khúc cua gắt, lại khuất tầm nhìn nên xe thường bị tai nạn. Ngay như tôi, dẫu quen đường đèo, vậy mà ai kêu chở qua đó tôi còn ớn nữa là…
Hà Ni hồi hộp như người thân yêu nhất của mình đang gặp nguy…
° ° °
Ba ngày sau, Phong vẫn chưa trở lại.
Lúc đầu Hà Ni chỉ hơi lo thôi, nhưng sang ngày thứ ba thì cô không thể nào chịu nổi nữa. Cô tự nhủ với lòng là rõ tàng chàng khách lạ kia đã chính thức ngự trị trong con tim mình. Nó không như Tuấn, nhà nhiếp ảnh giang hồ trước đây, lần đó Hà Ni mới chỉ có cảm tình với anh ta, lâu lâu không thấy anh ta ghé thì nhớ nhớ, mong mong chứ không bồn chồn lo lắng như lần này với Phong.
Sáng sớm ngày thứ tư thì Hà Ni chủ động đi tìm anh lái xe thồ tên Tư Lương và đề nghị:
- Anh đưa giùm tôi tới đèo Đầu Voi và trở về đây kịp bán bữa trưa.
Tư Lương đoán biết ngay mục đích của cô, nên nhận lời ngay:
- Tôi sẽ chở cô đi, nhưng chỉ tới phía bên này dốc thôi, tôi không chạy qua bên kia.
Hà Ni thật sự chưa từng đi qua con đường quốc lộ 27 này, nên gật đầu:
- Chỉ cần anh đưa tới đó thôi, để tôi…
- Cô đi tìm anh chàng bữa trước phải không?
Hà Ni không muốn giấu:
- Anh ấy đi đã ba ngày rồi không thấy về. Mà tôi cung quên hỏi anh: người đưa anh Phong đi hôm đó đâu rồi?
Tư Lương giật mình:
- Mấy hôm nay bận công chuyện nên tôi cũng quên hỏi nó xem hôm đó đưa cậu kia đi ra sao. Vậy cô lên xe đi, tôi chở đi tìm anh ta hỏi, rồi mình liệu mà đi tìm luôn.
Chạy một vòng chỗ các tay xe thồ hay đậu xe đợi khách, không tìm thấy Ba Long, Tư Lương ngạc nhiên bảo:
- Thằng này siêng lắm, ít khi bỏ cữ chạy xe, vậy mà hôm nay không thấy!
Anh ta hỏi một tay quen thì được trả lời:
- Nghe nói Ba Long đưa khách đi Bảo Lộc mấy hôm rồi chưa về, vợ con nó đang lo sốt vó ở nhà!
Hà Ni hốt hoảng:
- Có chuyện gì hay sao vậy?
Tư Lương cũng cuống lên, anh ta không đợi Hà Ni bảo cũng chạy thẳng tới nhà Ba Long. Vợ anh này vừa trông thấy Lương đã oà lên khóc:
- Anh có biết nhà tôi đi đâu không?
Hà Ni vụt hỏi:
- Mấy hôm nay anh ấy không về hay sao?
Thấy Hà Ni, vợ Ba Long ngạc nhiên, Tư Lương phải giới thiệu:
- Đây là cô Hà Ni, chủ quán cà phê ở dốc 30, mấy bữa trước cô ấy có nhờ Ba Long đưa giùm bạn của cô ấy đi đèo Đầu Voi, tới hôm nay bạn cô ấy cũng chưa trở về.
Vợ Ba Long càng hốt hoảng:
- Vậy nguy to rồi! Sao mấy hôm nay anh không nói cho tôi biết để đi tìm!
Chị giục đứa con lớn:
- Chở má tới chỗ đó ngay!
Hai chiếc xe phóng như bay tới đèo Đầu Voi. Hà Ni luống cuống không thua gì vợ Ba Long. Khi vừa tới nơi, trong lúc mọi người còn đang đứng từ trên cao nhìn xuống vực sâu thì Hà Ni đã đi đại xuống theo một lối mòn, khiến Tư Lương phải la lên:
- Không xuống kiểu đó được đâu!
Anh ta chặn một người qua đường lại hỏi thì người đó chỉ tay xuống vực sâu nói liền:
- Mới có một chiếc xe gắn máy lọt xuống đây cách mấy ngày, rồi sáng nay có người nói ở xóm rẫy phía dưới phát hiện mấy cái xác.
Vợ Ba Long gào lên:
- Trời ơi, ông ơi!
Hà Ni cũng cuống cuồng:
- Mình phải xuống dưới đó mới được!
Cô quên cả hiểm nguy tuôn xuống theo con đường mòn. Tư Lương chưa kịp ngăn lại thì vợ Ba Long cũng chạy theo. Có mấy người khách qua đường nhìn thấy, họ hét lớn:
- Không xuống bằng lối đó được, leo lên rồi đi vòng chỗ kia kìa!
Cũng may là họ chỉ kịp thời, chứ nếu không thì chỉ vài chục bước nữa thôi hai người đã gặp nguy, bởi đó là một vực sâu không có lối xuống, mà bên dưới cách hơn trăm mét là cây cao và đá lởm chởm.
Hơn nửa giờ sau, theo đường được chỉ, họ cung xuống được bên dưới. Đó là một xóm nhà của đồng bào H’Mông. Vừa bước vào ngôi nhà đầu tiên ở cái xóm chừng hơn chục nóc nhà, Hà Ni đã kêu lên khi thấy người đàn ông đang ngồi xếp bằng giữa nhà:
- Kìa, ông là…
Đó là vị khách từng uống cà phê và chỉ đường cho Phong tới tìm nhà bà Dã Quỳ. Ông không ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện của Hà Ni, mà bình thản nói:
- Tôi biết sớm muộn gì cô cũng tới đây! Mà tới là phải và kịp lúc. Cậu ấy chờ cô tới để đưa về.
Một lần nữa Hà Ni kinh ngạc bởi ngay trước mắt cô là Phong đang nằm im như xác chết:
- Kìa, anh ấy có sao không?
Cô ngồi xuống ngay bên cạnh và đưa tay sờ lên ngực, lên mũi Phong, như cử chỉ của một người vợ. Rồi reo lên:
- Còn thở!
Ông thầy Tàu lên tiếng:
- Tôi tới chậm một bước là cậu ấy mất mạng rồi!
Thuận tay, ông chỉ vào túi áo của Phong:
- Cũng may nhờ có vật này.
Hà Ni móc ra đoá hoa Dã Quỳ khô, cô bảo:
- Chính cô gái con bà dã quỳ tặng cho anh ấy.
Ông thầy Tàu gật đầu:
- Ít ra thì bà ấy cũng đã làm được việc ấy.
Rồi ông đứng lên, giục:
- Cô nên đưa anh ấy về ngay đi. Có mấy người tôi đã nhờ, họ sẽ giúp cô đưa cậu ấy lên.
Chờ đợi nãy giờ mà không thấy chồng đâu, vợ Ba Long vụt hỏi:
- Chồng tôi đâu?
Không nhìn chị ta, ông thầy Tàu nói:
- Người lái xe thồ đã về nhà từ sáng sớm nay rồi, sao chị còn ở đó? Mau về mà lo cho sức khoẻ anh ta đi. Anh ấy cũng may mắn nên mới thoát nạn. Phải nói là nhờ hồng phúc của cậu Phong đây.
Nghe vậy, chị ta không đợi Hà Ni, đã cùng con trai trở lên ngay, Tư Lương cũng lên theo. Lúc này ông thầy Tàu mới gọi riêng Hà Ni ra ngoài nhà, chỉ tay về phía một ngôi nhà sàn nhỏ nằm đơn độc ở một góc:
- Lúc nãy do có mặt người đàn bà kia nên tôi không tiện nói, còn bây giờ cô không vội đưa cậu Phong về đâu. Cậu ấy còn cần phải lưu lại nơi đây cho đến khi nào giải quyết xong chuyện với người trong ngôi nhà kia.
Hà Ni ngạc nhiên:
- Ai ở trong đó?
- Người mà trước sau gì cô cũng cần phải gặp. Nếu tôi nói đó là tình địch của cô thì cô có tin không?
Hà Ni càng bối rối hơn:
- Từ nào đến giờ tôi chưa có người yêu. Người có thể nói có chút liên hệ tình cảm với tôi thời gian qua là anh chàng nhiếp ảnh sống lang bạt, nhưng đó cũng chỉ là tình bạn không hơn không kém. Tuy nhiên, gần đây thì giữa tôi với anh ta cũng không còn liên hệ gì với nhau nữa. Vả lại anh ấy là người sống độc thân, như vậy làm sao có ai là tình địch của tôi được?
Ông thầy Tàu nghiêm giọng:
- Vậy mà có đó! Lại là tình địch mà nếu không giải quyết xong rắc rối giữa cô với cô ta thì cô sẽ còn khổ dài dài…
Ông nói xong lặng lẽ ngồi xuống ngay bên cạnh Phong, để cho Hà Ni lúng túng:
- Ông chỉ cho tôi bây giờ tôi phải làm sao?
Ông ta đáp cộc lốc:
- Cô hãy sang nhà đó gặp người cô cần gặp trước đã.
- Nhưng mà…
Ông thầy Tàu chừng như cố ý không nghe, nên ông nhắm nghiền mắt lại và ngồi bất động mặc cho Hà Ni hỏi gì ông cũng im lặng…
Chẳng còn cách nào hơn. Hà Ni đành phải một mình bước đến ngôi nhà kia.
Đầu óc cô hoang mang, chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra nên vừa bước đi mà trong lòng lo lắng, sợ hãi..
Tuy nhiên, khi bước hẳn vào bên trong ngôi nhà nhỏ ấy thì Hà Ni ngạc nhiên, bởi bên trong nhà không có ai. Một ngôi nhà trống, chỉ có một số vật dụng mà vừa thoạt nhìn Ni lại càng ngạc nhiên hơn, bởi đó là đồ dùng của phụ nữ, mà là phụ nữ người Kinh!
- Ai ở đây?
Nhìn bộ quần áo màu xanh ngọc còn mới, rất đẹp mắt treo trên vách, bên cạnh đó là chiếc nón vải của người thành thị. Hà Ni đoán chắc nơi này là chỗ ở của một cô gái không phải là cô gái người H’ Mông. Ở một góc phòng còn có một cái rương bằng da còn mới, trên nắp rương có một khung ảnh.
Tò mò, cô bước lại gần và nhìn thấy ảnh một cô gái rất đẹp trong khung hình. Mắt Hà Ni mở tròn xoe khi đọc được dòng chữ viết khá bay bướm dưới góc ảnh: Phong Lan!
- Phong Lan! Người mà Phong đã kể…
Không kiềm chế được, Hà Ni vừa thốt lên thì chợt nghe từ phía sau lưng có người lên tiếng:
- Cô cũng biết tên tôi nữa sao?
Giật mình, Hà Ni quay lại nhìn và sững sờ, bởi người đang đứng trước mặt cô đúng là cô gái trong bức ảnh bán thân kia!
- Cô chưa trả lời câu hỏi của tôi!
Cô ta lặp lại câu hỏi khiến cho Hà Ni lúng túng:
- Tôi… tôi nghe…
- Phong đã kể cho cô nghe chứ gì! Anh ta dám đem chuyện riêng về tôi mà kể với người khác, rõ ràng lòng dạ anh ta không còn gì để nói nữa rồi!
Cô ta giận dỗi, bước đi thật mạnh, nhưng sao mà Ni không nghe động sàn nhà…
Cô còn đang ngạc nhiên thì đã nghe cô ta quát lớn:
- Cô muốn gì mà tới đây?
Cảm giác sợ hãi bỗng dưng biến mất, Hà Ni đáp gọn:
- Để gặp cô!
- Tôi sẽ giết chết bất cứ ai giành người tôi yêu! Tôi chờ và hôm nay cô dẫn xác tới đây tức là tự cô tìm lấy giây phút cuối của đời mình rồi đó!
Hà Ni không còn ngại, nên cô dám nhìn thẳng vào người đang nói chuyện với mình. Tuy nhiên, điều làm cô ngạc nhiên là tuy nghe tiếng nói, nhưng nhìn khắp chung quanh Hà Ni vẫn không thấy ai, ngoài những lay động nhẹ ở phía cửa sổ, như có người nào đang đứng đó và thở vào bức màn vải mỏng.
- Cô là…
Giọng sắc lạnh đáp ngay:
- Người không còn chân dung! Cô không biết sợ ma ư?
Tự dưng Hà Ni bạo dạn hẳn lên:
- Trước đây thì có, nhưng từ lúc này thì không. Cô biết tại sao không?
Đang ở thế là người chủ động tấn công, bỗng cô gái xưng mình là Lan kia đã có vẻ khựng lại và nhẹ giọng hơn:
- Cô nghĩ mình có ông thầy Tàu kia che chở sao?
Thật ra Hà Ni không hề nghĩ điều đó, tuy nhiên nghe cô ta hỏi, cô đáp liền:
- Có thể là như vậy! Hơn nữa, còn có Phong ở đây. Anh ấy chưa biết là người hay ma, nhưng tôi biết chắc đó là một người đàn ông chung tình, tốt bụng.
Giọng của Lan gắt lên:
- Anh ta không chung tình! Bởi nếu chung tình thì đã không bỏ đi và quen biết với cô trong lúc biết tôi bị nạn. Một người tốt thì sao lại bỏ người yêu của mình nằm dưới vực sâu này mà đi một mình?
- Cô nói anh ta đi đâu một mình?
- Thì đi tìm cô, gặp cô rồi khiến cô mò đến tận đây để tìm, trong lúc tôi đã thành ma, đã là một oan hồn đói lạnh ở chốn này!
Hà Ni vốn hiền lành, không thích đôi co tranh luận hơn thua với ai, nhưng cũng phải phá lên cười:
- Cô chỉ biết yêu và ích kỷ thôi, còn ngoài ra không hiểu gì về giá trị của tình yêu cả. Cô nói mình là một oan hồn mà đến việc người yêu của mình bị thương suýt chết, bị người khác mang xác đi bỏ đường bỏ chợ cũng không biết! Cô biết ai đã cứu anh ấy không?
Đến phiên Lan cất tiếng cười vang:
- Cô dám nói mình chính là người cứu lắm!
- Điều ấy đúng!
Câu nói này là của ông thầy Tàu. Ông ta xuất hiện lúc nào hai người đang tranh luận không hay biết. Hà Ni chưa kịp quay lại thì ông đã tới và càng ngạc nhiên hơn khi giọng nói của Lan kêu lên vẻ sửng sốt:
- Ba nói sao, cô này…
- Chính cô ấy đã cứu Phong, nếu không, cậu ta đã chết mất xác dưới vực sâu khác rồi! Bọn buôn lậu thuốc phiện, những kẻ hại con đã mang Phong đi tới chỗ của cô này và bỏ lại đó, nếu cô ấy không tốt bụng ra tay cứu thì Phong đâu còn mạng. Cũng vì cứu Phong mà suýt nữa cô ấy cũng mang hoạ lây, bởi bọn kia mượn bàn tay của thầy mo A Lúng ở rừng Yok Đôn, định biến cô này thành ma trành. Cũng may là có anh chàng người yêu cũ của cô ấy đã thế mạng…
Ông vừa nói tới đây thì Hà Ni thét lên:
- Chẳng lẽ Tuấn đã…
Ông thầy Tàu nhẹ lắc đầu:
- Thương cho cậu ấy, nhưng cũng là cái số. Bọn kia biết được anh chàng Tuấn đó đem lòng yêu thương cô nên đã dụ đưa cậu ấy về để cùng chịu chung số phận với cô, nhưng do cô chưa tận số, nên hôm đó chỉ có Tuấn là bị chết thôi. Tuấn chết mà cũng kịp liều mạng, kéo theo con ma nữ vốn là tay sai của lão thầy mo A Lúng cùng chết. Bởi vậy từ hôm đó cô mới được hiện hữu như ngày hôm nay. Chẳng qua…
Ông định nói gì thêm, nhưng bỗng dừng lại rồi im lặng, bước tới ngồi xếp bằng giữa sàn nhà. Giọng của Lan lại run run vang lên:
- Ba, ba không thương con gái mình sao? Ba…
Đến lượt Hà Ni ngơ ngác:
- Cô Lan là con của ông?
Ông thầy Tàu thở dài, trả lời với con trước:
- Nếu không thương con thì cha đâu đã lặn lội tới dây. Nếu không thương con thì cha đây suýt mất mạng vì con ma trành của lão thầy mo A Lúng! Con có biết là để cứu được Phong, cứu cô Hà Ni, đem họ tới được đây đâu phải chuyện dễ!
- Nhưng cô Hà Ni này sẽ…
Ông thầy Tàu chặn lời con:
- Cô này không có ý tranh giành gì người con yêu. Nhưng đây là duyên số. Cha làm nghề trừ tà ma, cha biết rõ chuyện này, kể cả sự vắn số của con. Hôm con cùng thằng Phong đi Ban Mê Thuột trên chuyến xe của mụ Hai Nương đó, cha không kịp cản ngăn, suýt nữa làm liên luỵ đến sinh mạng của Phong.
Lan la lên:
- Còn mạng của con thì cha để mặc phải không?
- Cha không để mặc, mà cha đành bó tay. Bởi số con đã tận, con không chết giờ đó thì vài giờ sau cũng chết!
Giọng của Lan khóc lên rấm rứt, cô cố gào lên:
- Vậy sao không để Phong cùng chết với con! Anh ấy yêu con mà…
Ông thầy Tàu lại thở dài, lần này nghe não ruột hơn:
- Thà như vậy mà tốt hơn, tránh một chuyện còn thảm khốc hơn là cái chết nữa. Con có biết Phong là gì của con không?
- Là người yêu của con chứ còn gì nữa!
- Nếu cha chậm một bước thôi là mọi chuyện đã hỏng hết rồi! Con và Phong chính là… anh em cùng cha khác mẹ với nhau.
- Ba!
Tiếng kêu thảng thốt của Lan làm cho Hà Ni cũng phải bàng hoàng:
- Ông nói… nói là…
Giọng của Lan đầy kích động:
- Ba… ba nói gì? Ba gạt con phải không?
- Con còn nhớ đêm hôm trước khi con bỏ trốn đi Ban Mê Thuột với thằng Phong cha đã rầy và đòi đánh con một trận nếu con không chấm dứt tình yêu với Phong không?
Giọng Lan nức nở:
- Con không ngờ ba nhẫn tâm chia lìa tụi con. Bởi vậy con và Phong mới quyết định bỏ đi Ban Mê Thuột. Tụi con tính chung sống ở đó vĩnh viễn.
Ông thầy Tàu cất giọng buồn thảm:
- Cha đã sững sờ khi hay tin con và Phong yêu nhau. Trước đó cha cứ nghĩ hai đứa chỉ là bạn. Vả lại hôm đó cha mới được biết Phong chính là giọt máu rơi của cha với một phụ nữ người dân tộc ở thôn Ea Rya.
Tự dưng Hà Ni kêu lên:
- Bà Leng? Bà Dã Quỳ!
Ông thầy Tàu gật đầu:
- Phải. Chính là bà ấy. Hồi xưa lúc đi làm rừng ở vùng đó, ta có yêu một cô gái Thượng tên là Ya Leng, có biệt danh là hoa Dã Quỳ. Ta có với cô ấy một đứa con trai, nhưng khi vừa sinh con ra thì do một tai nạn lở núi, bà ấy chết, ta cứ ngỡ là đứa con đó cũng bị chôn vùi theo với mẹ nó. Nào ngờ cách đây không lâu, ta được hồn bà ấy hiện về báo cho biết khi tai nạn xảy ra, đứa con không chết, nó được một người chạy xe khách đem về nuôi và nó đã lớn lên, tên là Phong. Bà ấy buộc ta phải ngăn chuyện yêu đương giữa hai anh em chúng lại và ta đã làm, suýt nữa không kịp…
Rồi ông quay sang phía có tiếng nói của Lan, hỏi giọng khẩn trương:
- Giữa con và Phong đã có gì với nhau chưa?
Lan đáp rất nhanh:
- Chưa! Tụi con chỉ yêu nhau với tình yêu trong trắng. Anh Phong là người đàng hoàng.
Có hai tiếng thở phào cùng lúc. Một là của ông thầy Tàu và của Hà Ni. Cả hai nở nụ cười mãn nguyện. Ông già nói giọng phấn khởi:
- Con vắn số thì có trời mới thay đổi được. Thôi, dẫu cha có thương con, nhớ con thì cũng phải chấp nhận. Giờ đây chỉ còn lại chuyện của thằng Phong và cô gái này…
Ông quay sang Hà Ni:
- Không phải tự dưng mà hôm đó bọn xấu chở xác Phong tới quán của cô đâu. Mà đó là do sự chỉ bảo của vong hồn bà Dã Quỳ.
Hà Ni thốt lên:
- Bởi vậy ngay sau đó bà ấy có mặt liền!
- Cho tới bây giờ bà ấy vẫn có mặt bên Phong, bên cô để ngăn chặn bọn kia hãm hại hai người. Tội nghiệp bà ấy…
Ông lại hướng về phía Lan:
- Cha không muốn đưa vong con về bên cha là bởi con cần ở đây một thời gian nữa. Nơi này từng xảy ra quá nhiều tai nạn, oan hồn uổng tử quá đông, con là người sẽ giúp hoá giải bốn âm khí, oan hồn nơi này, để bớt những cái chết đi. Rồi khi nào cha thấy được thì sẽ rước vong con về nhà ở Đà Lạt.
Có tiếng khóc nức nở của Lan…
Quán Âm Hồn
Hai Nương bảo đứa đàn em:
- Mày ngừng lại chỗ cái quán bên đường kia, tao… mắc quá!
Lơ xe Ngố cười tít mắt:
- Bởi vậy nãy giờ xe cứ lết lên dốc thấy tội nghiệp! Cả xe ai cũng đầy bầu nên xe nặng lết không nổi cũng phải!
Đập lên lưng lơ xe một cái, mụ Hai Nương bước xuống nhanh, vừa quay lại dặn tài xế:
- Thanh thủ nghỉ một lát rồi tới Pleiku ăn cơm cũng kịp.
Mụ đi thẳng vào quán định đi vệ sinh nhờ, nhưng chủ quán chỉ ra sau:
- Ở phía kia.
Mụ Nương đi ra xa hơn vài chục thước, thấy có căn nhà nhỏ ở một góc thì bước đại vào. Nhưng mụ ta đã phải khựng lại, bởi đó không phải là nhà vệ sinh, mà là một cái miếu âm hồn.
Còn chưa kịp lùi ra thì bỗng như có ai xô mạnh một cái, làm cho mụ ngã chúi nhủi về phía trong, vô tình quay gối ngay trước bát nhang đang nghi ngút khói.
Còn đang lúng túng, định đứng dậy thì chợt nghe có một giọng nói vừa đủ nghe:
- Sao chưa lạy!
Mụ ta mọp ngay đầu xuống đụng đất và cứ thế lạy liền ba lạy. Khi ngẩng lên, bỗng mụ run rẩy kêu lên:
- Cô… cô là…
Trước mắt mụ ta đang có một cô gái ngồi xếp bằng trên chỗ bệ thờ. Tuy tóc cô ta xoã gần kín khuôn mặt, nhưng mụ Nương vẫn nhận ra, mụ lặp lại:
- Cô… cô sao lại ở đây?
Một tràng cười vang lên:
- Mụ không ngờ người bị mụ xô xuống vực Đầu Voi bây giờ lại ở đây? Mụ tưởng đổi địa bàn hoạt động, không cho xe chạy qua quốc lộ 27 nữa là sẽ không gặp lại oan gia sao!
- Tôi… tôi…
- Mụ nín! Nếu còn léo nhéo nữa thì ta cắt lưỡi liền! Mụ trả lời ta, tại sao hôm đó mụ xô ta xuống vực sâu, còn người yêu của ta mụ lại chỉ đánh cho nhừ đòn rồi kéo lên xe chở đi?
- Dạ… dạ tôi không có ý… tôi chỉ…
Mấy cái tát liền khiến cho mụ ta xiểng liểng, suýt ngã chúi đầu tới trước.
Giọng mụ thất thần:
- Tôi chỉ…
- Phải nói thật ra thì còn mong toàn mạng, bằng không thì…
Mụ Hai Nương bình sinh hung ác, miệng lưỡi có gai có góc, vậy mà giờ đây mềm như bún:
- Dạ… chỉ vì tôi… giận cô đã cướp thằng Phong, nó vốn là người mà ba tôi nuôi nấng từ nhỏ. Phong là người mà tôi kỳ vọng sẽ nối nghiệp nhà tôi mà kinh doanh…
- Láo! Phong là người tốt, anh ấy có mang ơn nuôi dưỡng của mấy người, nhưng từ khi trưởng thành, anh ấy biết cái nghề buôn lậu hàng quốc cấm của mấy người là phạm pháp, nên đã có ý định ra khỏi nhà mấy lần. Anh ấy đã thề là sẽ không bao giờ dính tới chuyện làm ăn nguy hiểm đó nữa. Vậy mà mấy người đã nỡ nhẫn tâm hại anh ấy. Còn tôi, chỉ là người vô can, tại sao mấy người giết tôi?
- Chẳng qua tôi chỉ… tôi chỉ lỡ tay mà thôi. Vả lại…
- Vì sợ tôi tố cáo mấy người chứ gì! Mà có sợ thì cũng có thoát được đâu! Tôi nói cho mà biết, bắt đầu từ hôm nay hãy liệu mà bỏ nghề đi, nếu không sẽ hối không kịp!
Lời đó vừa dứt thì có một cụm khói xanh bốc lên từ chỗ cô gái ngồi rồi… sau đó mất dạng! Mụ Hai Nương sợ thất thần:
- Cô… cô Lan!
Mụ đã nhớ ra rồi, cô gái này là người yêu của Phong, đã bị chính mụ ta xô ngã xuống vực sâu hôm đó, vì nghĩ rằng cô ta là nguyên nhân khiến Phong mê muội tính bỏ nhà đi. Vậy mà sao cô ta lại ở đây?
Mụ chợt nhận ra, kêu thét lên:
- Ma! Bớ người ta!
Mụ tức tốc chạy ra khỏi miếu. Khi vào tới nhà, mụ còn chưa hoàn hồn, chỉ thều thào với chủ quán:
- Ma! Ma ngoài kia…
Bà chủ quán gắt lên:
- Ma cỏ gì ở đây!
Mụ Hai Nương chỉ ra cái miếu:
- Ngoài miếu có… có ma.
Tuy bực mình nhưng bà chủ quán cũng bước ra xem. Bà trở vào la lớn:
- Chị này vô duyên, đó là cái miếu thờ thổ địa của đất này từ bao đời nay, ma quỷ gì trong đó!
- Ma… tôi thấy ma.
Rồi mụ ta chạy một mạch ra xe, giục mấy đàn em:
- Đi nhanh lên.
Chẳng hiểu sao, mụ ta bảo tài xế quay đầu về hướng quốc lộ 27, thay vì chạy theo hướng Kontum, Pleiku.
° ° °
Chỉ một tuần sau. Tại chân đèo Đầu Voi, chỗ khúc cua nguy hiểm nhất, trước khi các xe leo đèo và đổ dốc, người qua lại thấy mọc lên một cái quán khá khang trang. Chủ quán trực tiếp đứng bán chính là… mụ Hai Nương!
Lúc đầu người qua lại ngạc nhiên và hơi ngỡ ngàng, nên hay ghé quán. Tuy nhiên chỉ mấy ngày sau thì lời đồn lan mạnh:
- Mụ Hai Nương mở quán miễn phí trong tháng đầu tiên, sau đó chỉ lấy bằng năm mươi phần trăm giá các quán khác!
Lời đồn đó quả không sai. Khi khách ghé quán tháng đầu, dẫu cho ăn uống thứ gi.
(Theo vietgiaitri)